Chi tiết tin - Xã Triệu Trạch - Triệu Phong

 

Video clip
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập 3
  • Hôm nay 160
  • Tổng truy cập 862.882

CHỮ KÝ SỐ - GIẢI PHÁP MỚI TRONG CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

Chữ ký điện tử và chữ ký số ngày nay đang được sử dụng khá phổ biến trong tất cả các giao dịch điện tử với những lợi ích đặc biệt mà chúng mang lại. Chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử. Về căn bản, chữ ký số cũng giống như chữ viết tay. Dùng nó để cam kết lời hứa của mình và điều đó không thể rút lại được. Chữ ký số không sẽ không phải sử dụng giấy mực, nó gắn đặc điểm nhận dạng của người ký vào bản cam kết.

         Chữ ký số để làm gì? Theo quy định của pháp luật và căn cứ vào Khoản 6 Điều 3 Nghị định 130/2018 NĐ-CP nêu rõ: “Chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng, theo đó, người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký có thể xác định được chính xác: Việc biến đổi nêu trên được tạo ra bằng đúng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai trong cùng một cặp khóa; Sự toàn vẹn nội dung của thông điệp dữ liệu kể từ khi thực hiện việc biến đổi nêu trên.”

 

Cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030 tập trung vào 6 nội dung trọng tâm đó là: Cải cách thể chế; Cải cách thủ tục hành chính; Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; Cải cách chế độ công vụ; Cải cách tài chính công và Xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số.

Cải cách hành chính và chuyển đổi số là xu thế tất yếu, khách quan đang diễn ra mạnh mẽ, sâu rộng, liên tục với nhiều cơ hội, thách thức đan xen. Chuyển đổi số giúp giải quyết hiệu quả các mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội; giảm thủ tục hành chính và giúp chính quyền các cấp nâng cao năng lực quản lý, điều hành hiệu quả.

Cùng với việc áp dụng hiệu quả công nghệ số thì tình hình mất an toàn, an ninh thông tin ở nước ta diễn biến phức tạp, hệ thống mạng thông tin phải đối mặt với nhiều mã độc nhất và thường xuyên bị tấn công mạng với quy mô lớn, cường độ cao, tính chất tinh vi, có tổ chức và ngày càng nguy hiểm, nghiêm trọng.

Nhiệm vụ cung cấp, quản lý dịch vụ chữ ký số chuyên dùng Chính phủ là nhiệm vụ mới và vô cùng quan trọng, thúc đẩy cải cách hành chính, phát triển Chính phủ điện tử, tiến tới Chính phủ số, vừa góp phần đảm bảo an ninh quốc gia vừa tạo điều kiện để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

 

Việc triển khai, sử dụng chữ ký số chuyên dùng Chính phủ đã góp phần quan trọng đảm bảo an toàn các giao dịch điện tử, tạo môi trường làm việc hiện đại, tiết kiệm thời gian và chi phí, nâng cao hiệu quả công việc, tăng tính công khai, minh bạch trong quản lý, điều hành, góp phần tích cực trong việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách hành chính và phát triển chính quyền điện tử.

Chữ ký số có 4 đặc điểm nổi bật như sau:

 

- Tính xác thực: Thông qua chứng thư số của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, chữ ký số có thể giúp xác thực danh tính chủ nhân của chữ ký số.

- Tính bảo mật: Chữ ký số có tính bảo mật gần như tuyệt đối và thông tin không dễ bị đánh cắp bởi các hacker. Vì chữ ký số có tới 2 lớp mã khóa bảo mật đó là khóa bí mật và khóa công khai.

- Tính toàn vẹn: Văn bản/tài liệu có chữ ký số chỉ có thể được mở bởi duy nhất một người đó là người nhận văn bản/tài liệu đó. Vì vậy, trong môi trường giao dịch điện tử, mọi thông tin của tài liệu/văn bản đều được đảm bảo toàn vẹn một cách tuyệt đối. 

- Tính chống chối bỏ: Khi các văn bản/tài liệu/hợp đồng đã có chữ ký số thì chữ ký số này không thể thay thế cũng không thể xóa bỏ. 

Việc triển khai ứng dụng chữ ký số chuyên dùng trong hoạt động các cơ quan nhà nước đã và đang thay đổi tác phong, lề lối làm việc sang giải quyết công việc trên môi trường mạng, góp phần phục vụ công tác nhiệm vụ theo hướng chuyên nghiệp và hiện đại./.

Các tin khác