Chi tiết tin - Xã Triệu Trạch - Triệu Phong

 

Video clip
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập 1
  • Hôm nay 53
  • Tổng truy cập 813.590

Tục tảo mộ - nét đẹp văn hóa về đạo lý uống nước nhớ nguồn

Tục ngữ Việt Nam có câu “cao nấm, ấm mồ”, vì vậy, sửa sang nấm mồ cũng là một trong những việc hiếu đạo của con cái, thể hiện lòng kính trọng đối với đấng sinh thành, và các bậc tổ tiên đã khuất. Ngày tảo mộ có ý nghĩa rất quan trọng đối với các thế hệ gia đình của người dân Việt khắp mọi miền đất nước. Các con cháu dù làm ăn ở xa cũng cố gắng về tảo mộ ông bà với lòng biết ơn tổ tiên và cầu mong năm mới làm ăn khấm khá. Về quê tảo mộ đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của dân tộc, thể hiện tình cảm hướng về với nguồn cội.

Ở mỗi vùng có tục tảo mộ khác nhau và diễn ra vào các thời gian khác nhau. Vào những ngày này, các thế hệ trong gia đình tập trung lại khu mộ của tổ tiên để làm cỏ, quét dọn, sơn sửa lại các phần mộ. Ngày xưa còn nhiều mộ đất thì thế hệ con cháu sẽ đắp lại mộ đất cho cao hơn. Ngày nay, hầu hết các mộ đều xây bằng xi măng hoặc được dán gạch, nên công việc chủ yếu là dọn cỏ xung quanh, rửa sạch và sơn lại cho mới.

 

Theo phong tục, tại những khu mộ, trước khi tiến hành làm cỏ, sơn phết lại mộ phần, người cao tuổi nhất, có uy tín trong dòng họ sẽ đại diện thắp nhang, đốt đèn, mời rượu, cúng bánh, đốt vàng mã và khấn vái trước khi động mộ. Nhiều gia đình cho rằng, dịp tảo mộ cũng là dịp để con cháu được giãi bày tâm sự với ông bà, tổ tiên những chuyện đã xảy ra trong năm, cho nên, đây không chỉ là phong tục phổ biến của các gia đình mà còn là một hoạt động mang tính dòng tộc rõ nét. Những người cùng dòng họ sẽ chọn một ngày trong tháng Chạp để thực hiện tảo mộ. Đây cũng là dịp để anh em trong họ hàng gặp mặt cuối năm, để cúng lễ tổ tiên và sau đó là cùng tham gia dọn dẹp, sơn phết các mộ phần, thể hiện trách nhiệm với dòng họ.

 

Bác Lê Quốc Thạnh – Một người con Lệ Xuyên, xã Triệu Trạch cũng đã viết một bài thơ về tục Tảo mô quê hương:

TẢO MỘ LÀNG TÔI

Tảo mộ làng tôi Lệ Xuyên

Truyền thống vẫn giữ thường niên tháng mười

Bắt đầu từ sáng mồng mười

Mộ ngài Lê - Nguyễn mọi người tham gia

Tiền nhân khai khẩn làng ta

Miếu đôi thờ cúng của làng xưa nay

Sau lễ làng tế trong ngày

Các họ về cúng tại ngay từ đường

Rồi phái tỏa khắp bốn phương

Sửa sang mồ mã dâng hương nhà thờ

Các chi hậu duệ đợi chờ

Năm ngày nội - ngoại, ngày giờ đã ban

Đạo hiếu tình đẹp vô vàn

Xa quê gắn kết, lại càng gần hơn

Mười sáu làng cúng thập phương

Không nơi nương tựa người thương phụng thờ

Tháng mười con cháu mong chờ

Tri ân Tiên tổ khắp nơi tìm về

Truyền thống tảo mộ làng quê

Lệ Xuyên tôi đó mãi mê Hiểu - Tình

 

Một số hình ảnh về tục tảo mộ làng Lệ Xuyên:

 

Các tin khác